Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế (liên hệ ở Việt Nam)

doc 23 trang Hạ Vy 17/04/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế (liên hệ ở Việt Nam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctieu_luan_tom_luoc_ly_thuyet_ve_moi_quan_he_no_cong_va_tang.doc

Nội dung tài liệu: Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế (liên hệ ở Việt Nam)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN Nhóm TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM) Cần Thơ, tháng 12/2019
  2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................3 1. TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NỢ CÔNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ CÔNG .....................................................................................................................3 1.1.1. Khái quát về nợ công .............................................................................3 1.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ công .................................................................4 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...............................................................................................5 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ...............................................................5 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế....................................5 2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...............................................................................................6 2.1. NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...............................................................................................6 2.2. NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH Tế .................................................................................................................8 2.2.1. Quy mô nợ công.....................................................................................8 2.2.2. Cơ cấu nợ công ....................................................................................11 Nợ Chính phủ.................................................................................................12 Nợ Chính phủ bảo lãnh ..................................................................................14 Nợ Chính quyền địa phương ..........................................................................14 2.3. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NỢ CÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.................................................................................14 2.3.1. Về tính trung lập của nợ chính phủ......................................................14 2.3.2. Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế .....15 2.3.3. Một khoản nợ chính phủ lớn làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại.............................................................................................17 2.3.4. Sự gia tăng nhanh nợ công dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu..................................................................................................18 2.3.5. Quản lý nợ công...................................................................................19 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHUNG ...............................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22 1
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc đi vay nợ để thúc đẩy phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp, đó chính là cách để huy động vốn cho sự phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không đi vay mượn. Thực tế cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví dụ. Đây cũng là vấn đề được các nước đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu về ngưỡng nợ mà tại đó tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tối đa và khi vượt qua ngưỡng này thì tăng trưởng kinh tế giảm sút rồi từ đó đưa ra những kiến nghị cho quốc gia đó về vấn đề quản lý nợ công. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau có ngưỡng nợ công khác nhau. Từ những vấn đề nêu trên, nhóm chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của nhóm. 2
  4. PHẦN NỘI DUNG 1. TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NỢ CÔNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ CÔNG 1.1.1. Khái quát về nợ công Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước châu Âu, nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề nóng được các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập niên 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cô là quốc gia đầu tiên tuyên bố không trả được nợ vay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Đến tháng 10-1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỉ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hoãn trả nợ (1). Tuy nhiên, đến nay xung quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF, nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay 3
  5. ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Hay nói cách khác, việc nhà nước đi vay nợ chẳng qua là một hình thức thu thuế trước. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). 1.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ công Việc vay nợ của chính phủ nếu xét từ góc độ vay để đầu tư phát triển thì nếu đầu tư có hiệu quả thì sẽ tạo được khoản thu thuế trong tương lai, tạo điều kiện cho việc trả hết nợ. Nhưng nếu việc tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài quá dễ dãi mà việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả sẽ dẫn đến chính phủ vay nợ để đầu tư quá nhiều lĩnh vực cùng một lúc nhưng chậm và khó thu hồi vốn để trả nợ vay. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ lại phải tiếp tục vay nợ mới để trả nợ cũ. Tình trạng này dẫn đến nợ công kéo dài. Và nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt giảm, chính phủ sẽ không thể tăng thu thuế để bù đắp. Đều này sẽ dẫn đến gia tăng nợ công. Một ví dụ điển hình cho nguyên nhân gây ra nợ công từ việc đầu tư công không hiệu quả nói trên là tình trạng ở Việt Nam trong thời gian qua. Ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 46.600 ha, cùng với 1.643 cụm công nghiệp với gần 73.000 ha do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Chính phủ cũng đã phê duyệt 15 dự án khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 662 nghìn ha (2% diện tích tự nhiên của Việt Nam), ước tính cần 2.000 tỷ đôla (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư. Năm 2011, cả nước thực hiện xiết chặt đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/CP, nhưng vẫn có đến 333 dự án mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mà vẫn được khởi công ... Nhìn tổng quát, tốc độ tăng đầu tư công trong mười năm qua cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực DNNN (doanh nghiệp nhà nước) được hưởng nhiều nguồn lợi nhất và chiếm tỷ trọng đầu tư xã hội cao nhất lại có hiệu quả đầu tư thấp nhất. Đầu tư công cao và kém hiệu quả trong bối cảnh tiết kiệm của Việt Nam giảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng, lãi suất thị trường tăng cao và nhất là làm nợ công tăng nhanh. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là việc vay nợ để chi thường xuyên dẫn đến thâm hụt ngân sách mà không được bù đắp. Nguyên nhân này xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như: tình trạng tham nhũng làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức, vấn đề trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm làm giảm nguồn thu ngân sách, việc tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Đối với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu trong thời gian qua, có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia chỉ rõ. Với từng quốc gia, đó là khả năng quản trị công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lý, hoặc mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng... Với cả khu vực, đó là thói quen "chi nhiều hơn thu" kéo dài và hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Để đối phó cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu dễ dàng vay mượn 4
  6. quá mức, không tương thích tốc độ tăng trưởng kinh tế và vì thế đẩy tình trạng thâm hụt ngân sách và mức nợ công tăng chóng mặt, vượt khả năng kiểm soát. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Có nhiều quan điểm về tăng trưởng kinh tế (TTKT), nhưng về cơ bản đều thống nhất khi cho rằng, TTKT được hiểu là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Có thể khẳng định rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa, sự mở rộng về quy mô sản xuất, sự tăng lên của thu nhập quốc dân (GDP) và sự tăng lên của thu nhập quốc dân đầu người nhưng không làm tổn hại đến tương lai. Để phản ánh mức độ TTKT, các nhà kinh tế thường dùng nhóm chỉ số dưới đây: Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng thu nhập quốc gia (GNI); Tổng sản phẩm quốc gia (GNP); Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP); Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI); Thu nhập quốc gia trên đầu người. GNP, GNI, GDP, NNP, NDI, GO và thu nhập quốc dân trên đầu người là các thước đo trạng thái tăng trưởng kinh tế. Mỗi chỉ tiêu đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tùy theo mục đích nghiên cứu. Nó là những số đo mang tính chất tương đối các trạng thái và tốc độ biến đổi của TTKT. Trong các chỉ tiêu nói trên thì tổng sản phẩm quốc nội GDP là phương thức tốt nhất để đo lường hoạt động kinh tế của một quốc gia. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về TTKT, có thể thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định đến TTKT đều bao gồm: vốn, lao động, khoa học và công nghệ, tài nguyên,... Dựa vào tính chất và nội dung, các nhân tố này có thể được phân chia thành các nhóm khác nhau. Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung: Những nhân tố tổng cung ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế gồm: Vốn (K); Lao động (L); Khoa học và công nghệ (T); Tài nguyên thiên nhiên (R). Các nhân tố tác động đến tổng cầu: Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu, bao gồm: Chi cho tiêu dùng cá nhân (C); Chi tiêu của Chính phủ (G); Chi cho đầu tư (I); Chi qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X – M). 5
  7. 2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1.NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng rõ nét nhất khi nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển, đển hình là Liên minh châu Âu và Mỹ. Khủng hoảng nợ công gia tăng ở Liên minh châu Âu (EU) cùng sự sụt giảm nhanh chóng của đồng USD kéo nền kinh tế thế giới đi xuống. Chính vì lẽ đó, các Bộ trưởng Tài chính toàn cầu trong cuộc họp thuộc khuôn khổ Hội nghị thường niên IMF và WB sáng 13/10/2012 tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã hối thúc các quốc gia thành viên sớm hoàn tất chính sách quản lý tài chính mới, giảm triệt để nợ công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và thế giới. Trong một thông cáo được đưa ra ngày 13/10/2012, Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế (IMFC) thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nước phải nhanh chóng hành động và hành động một cách có hiệu quả nhằm bảo toàn sự phát triển của nền kinh tế hiện tại, xây dựng lại lòng tin và cuối cùng là thúc đẩy kinh tế phát triển hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên bố trước đó của Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde rằng, nợ công của các nước phát triển đã lên đến mức 110% GDP năm 2012 và lên đến 113% GDP trong năm 2013. Hai năm qua, sự tiến triển chậm chạp trong việc giải quyết vấn đề nợ công ở châu Âu đã gây tổn thất 2.800 tỷ euro tài sản. Và nếu các nhà hoạch định chính sách châu Âu không thực hiện cam kết về thiết lập một cơ quan giám sát ngân hàng và các nước ngoại vi không triển khai các chương trình điều chỉnh, con số thậm chí có thể lớn hơn, với 4.500 tỷ euro tài sản bị mất và kèm theo là những ảnh hưởng đối với thị trường việc làm và đầu tư. Ông Lael Brainard – Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã nói trong một bài trả lời phỏng vấn hôm 12/10/2011 rằng cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu “là hiện thân cho những sự rủi ro nghiêm trọng đối với sự phục hồi của toàn cầu hiện nay”. Theo nhận định của các nhà phân tích cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước eurozone cùng với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cứu trợ kinh tế tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của eurozone. Việc cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ. Kế hoạch cứu trợ kinh tế của các nước tiếp theo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế của khu vực Euro. 6
  8. Vì thế, Châu Âu đã rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2011 và tình trạng trì trệ vào những năm tiếp theo. Do đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực này chậm hơn các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nền kinh tế phát triển khác. Điều đáng lo ngại, như Tổng Giám đốc IMF từng cảnh báo, là những vấn đề của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể lan tới các thị trường mới nổi, nơi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Trong khi đó, các nước ở Trung và Đông Âu trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc tài chính, do gắn nhiều với Eurozone và các món nợ nước ngoài. Vào thời điểm đó, kinh tế Mỹ vẫn trầy trật trên con đường phục hồi, với mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3% trong quý 2/2012. Dù tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 ngày 11/10/2012, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã cam kết rằng chính phủ nước này sẽ dốc sức giúp Quốc hội đạt được một thỏa thuận nhằm tránh để khả năng xấu nhất xảy ra. Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 5/10/2012 cho biết, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ trong tài khóa 2012 đã giảm trong năm thứ tư liên tiếp, mặc dù vẫn ở cao hơn mức 1.000 tỷ USD. Ngày 12/10/2012, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde một lần nữa nhắc lại lời kêu gọi Mỹ hợp tác để thực hiện ngay gói cải cách quản lý quỹ này. Bà Christine Lagarde cho rằng kế hoạch cải cách 2010 cho thấy “sự thay đổi quản lý lớn nhất” trong lịch sử IMF, với 6% quyền bỏ phiếu được chuyển sang các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Đây là điều hoàn toàn phù hợp bởi trong thời gian vừa qua, các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát 7
  9. triển đã thể hiện được sức mạnh và sự ưu việt của mình trong cách đối phó với khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế thế giới. 2.2. NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH Tế Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và đạt được những bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,7 tỷ USD năm 2001 lên 102 tỷ USD nam 2010. Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nền kinh tế. 2.2.1. Quy mô nợ công Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến năm 2010, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm (Biểu đồ 1). Theo số liệu chính thức của Bộ Tài chính Việt Nam, tỷ lệ nợ công ở Việt Nam đã ở mức trên 50% GDP kể từ năm 2010 (bảng 1), mặc dù đã giảm trong 8
  10. giai đoạn 2011-2012 ở mức 50,8%. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu tăng từ 54,5% năm 2013 lên 58,0% năm 2014 và 62,2% năm 2015; hiện chiếm 65% và có dấu hiệu tiếp tục vượt quá 65% ngưỡng GDP theo quy định của Quốc hội Việt Nam. Cần lưu ý rằng, vì cách tính nợ công của Việt Nam không được đồng bộ hóa với các tiêu chuẩn thế giới, nên có sự khác biệt đáng kể giữa các số liệu do Chính phủ công bố và cách tính của các tổ chức độc lập. Theo báo cáo của Chính phủ, nguyên nhân của nợ công tăng trong những năm gần đây là do thu ngân sách khó khăn trong khi nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng; để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, thì phải duy trì thâm hụt ngân sách ở mức cao, cụ thể: 2011: 4,4% GDP; 2012: 5,4% GDP; 2013: 6,6% GDP; 2014: 5,3% GDP; 2015: 5% GDP. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến 2015 nợ công đã tăng khoảng 7% GDP do yêu cầu tăng vay để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Bảng 1: Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm 56,3 54,9 50,8 54,5 58,0 quốc nội (GDP) (%) Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của 42,2 41,5 37,4 37,3 38,3 quốc gia (%) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia trong trung và dài hạn trên tổng 3,4 3,5 3,5 4,3 4,1 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) Số dư nợ của chính phủ so với GDP 44,6 43,2 39,4 42,6 46,4 (%) Số dư của chính phủ đối với các 157,9 162,0 172,0 184,4 211,5 khoản thu của ngân sách nhà nước (%) Nghĩa vụ nợ của chính phủ đối với 17,6 15,6 14,6 12,6 13,8 các khoản thu của ngân sách nhà nước (%) Nợ dự phòng cho các khoản thu 5,5 6,7 9,8 9,7 8,5 (%) Giới hạn cho vay ngoại thương và 2.000 3.500 3.500 1.800 2.800 bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ (triệu USD) 9