Luận án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Am - Đông Hải Phòng
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Am - Đông Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_an_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_huy_dong_von_tien.pdf
Nội dung tài liệu: Luận án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Am - Đông Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001:2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên : Hoàng Ngọc Huyền Giảng viên hướng dẫn: ThS. Cao Thị Thu HẢI PHÒNG - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ----------------------------------- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM AM – ĐÔNG HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 1 NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên: Hoàng Ngọc Huyền Giảng viên hướng dẫn: ThS. Cao Thị Thu HẢI PHÒNG – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------------------------------------- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Hoàng Ngọc Huyền Mã SV: 1512404008 Lớp: QT1901T Ngành: Tài chính ngân hàng Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Am - Đông Hải Phòng
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN TIỀN GỬI VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỐN TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại ................................................. 3 1.1.1 Ngân hàng thương mại ................................................................................. 3 1.1.2 . Các nghiệp vụ kinh tế cơ bản của ngân hàng thương mại ......................... 3 1.2. Khái quát và phân loại vốn của NHTM ....................................................... 6 1.2.1. Khái niệm: ................................................................................................ 6 1.2.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM ......................... 7 1.2.3. Phân loại vốn ............................................................................................ 9 1.2.3.1. Vốn chủ sở hữu ......................................................................................... 9 1.2.3.2. Vốn vay nợ .............................................................................................. 10 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ........................ 15 1.3.1. Quy mô ................................................................................................... 16 1.3.2. Cơ cấu ..................................................................................................... 16 1.3.3. Chi phí huy động vốn ................................................................................ 19 1.3.4. Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn ..................................................... 20 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM................. 21 1.4.1.Các nhân tố khách quan ............................................................................. 21 1.4.2. Các nhân tố chủ quan. ............................................................................... 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – AGRIBANK CHI NHÁNH NAM AM – ĐÔNG HẢI PHÒNG ................................................................... 26 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng .................................................................................................. 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agiribank Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng 26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................................................... 27 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng .................................................................................................. 29
- 2.2. Hoạt động tín dụng .................................................................................... 31 2.2.1. Quy định về lập kế hoạch cân đối nguồn vốn - sử sụng vốn của Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng ............................................................................... 32 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng ............................................................................................................................. 34 2.3. Phân tích tình hình vốn tiền gửi tại Chi Nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng .................................................................................................. 35 2.3.1. Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của huy động vốn ................... 36 2.3.2. Phân tích cơ cấu vốn huy động ............................................................... 38 2.3.2.1. Cơ cấu vốn theo đối tượng khách hàng ............................................... 38 2.3.2.2. Cơ cấu vốn huy động phân theo kì hạn ............................................... 40 2.3.2.3. Cơ cấu vốn theo loại tiền ..................................................................... 42 2.3.3. Thu nhập và chi phí của vốn huy động ................................................... 44 2.3.4. Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ........................................... 46 2.3.4.1. Tương quan vốn huy động và cho vay ................................................ 46 2.3.4.2. Tương quan vốn huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn .................... 47 2.3.4.3. Tương quan vốn huy động trung, dài hạn và cho vay trung, dài hạn .... 48 2.4. Phân tích đánh giá vốn tiền gửi trong công tác huy động vốn .................. 49 2.4.1. Thành tích đạt được ................................................................................ 50 2.4.2. Tồn tại và hạn chế ................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI CHI NHÁNH NAM AM - ĐÔNG HẢI PHÒNG ......................................................................................... 54 3.1. Mục tiêu mở rộng và phát triển vốn tiền gửi của chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng .................................................................................................. 54 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh Nam Am - Đông Hải Phòng ..................................................................... 54 3.2.1. Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch về khu vực nông thôn. 55 3.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý kèm theo các chương trình khuyến mại, quà tặng. ...................................................................................................... 55 3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo từng đối tượng ............. 55 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 59
- DANH MỤC VIẾT TẮT Ngân hàng thương mại NHTM Ngân hàng nhà nước NHNN Phòng giao dịch PGD Tổ chức tín dụng TCTD Tiền gửi tiết kiệm TGTK Tiền gửi thanh toán TGTT Tiền gửi có kỳ hạn TGCKH Tiền gửi không kỳ hạn TGKKH Tổ chức kinh tế TCKT Kế hoạch kinh doanh KHKD Hội đồng quản trị HĐQT Đăng ký kinh doanh ĐKKD Cán bộ tín dụng CBTD Hoạt động tín dụng HĐTD
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường luôn có những biến động mạnh như hiện nay các Ngân hàng thương mại đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt - cạnh tranh về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Để duy trì hoạt động và phục vụ cho mục đích kinh doanh, các ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bởi vốn là luôn yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội và cũng là yếu tố tiên quyết quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là cung cấp vốn thu lời nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng cho thị trường thì các ngân hàng cần huy động thêm từ bên ngoài. Vì vậy các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình và có thể đây là chức năng quan trọng nhất của các NHTM. Trong những năm qua, với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp và hình thức để phát triển nguồn vốn. Nguồn vốn của ngân hàng qua các năm đã tăng trưởng không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, so với tỷ trọng của tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thì nguồn vốn huy động của còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Do đó, Ngân hàng Nam Am đã và đang tập trung nguồn lực, đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Song bằng chiến lược huy động như thế nào, cách thức ra sao để huy động tối đa tiềm năng nguồn vốn với chi phí huy động hợp lý nhất là một bài toán luôn khiến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng phải trăn trở. Chính vì vậy em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng” làm đề khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – ngân hàng của mình. SV: Hoàng Ngọc Huyền – QT1901T 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Am – Đông Hải Phòng, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em được tham gia tiếp cận thực tế hoạt động của Chi nhánh nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng, đặc biệt là cô Cao Thị Thu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận. Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế nên khóa luận trong tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện Hoàng Ngọc Huyền SV: Hoàng Ngọc Huyền – QT1901T 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN TIỀN GỬI VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỐN TIỀN GỬI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu các nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng đóng vai trò quan trọng với nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mục mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử và khi họ cần thong tin tài chính hay lập kề hoạch tài chính, hộ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là mộ kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. 1.1.2 . Các nghiệp vụ kinh tế cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có SV: Hoàng Ngọc Huyền – QT1901T 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG hiệu quả. Các công ty và các tổ chức tài chính cũng đều cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Các ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng việc bằng việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng cả về lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ, dịch vụ khác. - Hoạt động huy động vốn. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, vốn là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động của ngân hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy ngân hàng phải huy động vốn từ nền kinh tế. Một trong những nguồn quan trọng đó là các khoản tiền gửi, ó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Các ngân hàng phải trả lãi cho tiền gửi như phần thưởng cho khách hàng về việc khách hàng hy sinh nhu cầu chi tiêu trước mắt để ngân hàng tạm thời sử dụng vốn trong một thời gian nhất định trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra để thu hút nguồn vốn cho kinh doanh, ngân hàng cạnh tranh lãi suất, đồng thời có các hình thức khuyến mại vật chất khác như quà tặng, phiếu bốc thăm trúng thưởng - Hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động ngân quỹ Ngân quỹ là nghiệp vụ tạo lập quản lí và sử dụng các quỹ dự trữ để đáp ứng nhu cầu quản lí kinh doanh của NHTM. Dự trữ bằng tiền mặt là tiền dự trữ tại quỹ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, mục đích là đáp ứng nhu cầu rút bằng tiền mặt của người gửi tiền, đpá ứng nhu cầu bằng tiền của khách hàng vay để thanh toán cho người không có tài khoản tại ngân hàng và đáp ứng nhu cầu thường xuyên của ngân hàng. Dự trữ bằng tài khoản thanh toán tại NHNN: đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả giữa các ngân hàng. Dự trữ bắt buộc là mức dự trữ do NHNN ấn định bắt buộc các NHTM phải thực hiện. SV: Hoàng Ngọc Huyền – QT1901T 4